Sống sao để không bị “trừ điểm thanh lịch”?

Cách thoát khỏi nỗi lo lễ nghi một lần và mãi mãi. 


  • “Elegance is not being noticed, it's about being remembered.” – Giorgio Armani.


“Trừ em một điểm thanh lịch”

Năm ngoái, khi những đoạn video được chỉnh sửa của một cuộc thi Hoa Hậu được đăng lên khắp diễn đàn từ lớn tới nhỏ, từ Facebook đến ra ngoài Tik Tok, đã khiến không ai có thể che miệng mà cười một cách bình thường. 


Được biết phần thi kiểm tra “mức độ thanh lịch” chính là nguyên nhân của những tràng cười lộn ruột một cách đầy mỉa mai mà chủ nhân được đem ra làm tấm gương bị đánh giá và nhận xét công khai không ai khác chính là một vị giám khảo đầy đặn kinh nghiệm: cô Võ Thị Xuân Trang.

Hình ảnh cô Xuân Trang và câu nói “ Trừ em một điểm thanh lịch”


Cô Võ Thị Xuân Trang là một trong những vị trí ban giám khảo quyền lực ở cuộc thi Miss Universe Vietnam đảm nhiệm phần chấm điểm chung cuộc năng lực của các thi sinh nhằm tìm ra những cử nhân sáng giá nhất của cuộc thi đầy tính cam go và cạnh tranh này. Chính vì điều đó, thời điểm vụ việc này lan truyền trên mạng thì đã có một phần thi đánh giá ứng xử của các thí sinh với mục đích hướng đến hai chữ làm “mồi lửa” cho cực nhiều tranh cãi lớn nhỏ: “Thanh Lịch” . 

Những màn hô to trừ điểm đến từ cô Xuân Trang liên tục và trải dài trong suốt cuộc kiểm tra khiến khó có ai có thể đáp ứng được điểm tuyệt đối của phần thi đầy ác mộng như thế này. Sau những lần trừ điểm, một số các trang tin tức mạng đã đăng lên những đoạn video cho thấy mức độ phi lý trong cách đánh giá năng lực, cộng đồng mạng đã đăng đi đăng lại những câu nói trừ điểm cực kỳ “chấm hỏi” khi đang ở một cuộc kỳ thi vốn đã là chuyên nghiệp. Với một cuộc thi được đầu tư chỉn chu và có mức độ khó “một chọi một trăm” như vậy thì không khó hiểu khi chính bài thi “thanh lịch” đó đã khiến nhiều người tự đặt những thắc mắc rằng chuyện gì đã và đang xảy ra? Liệu nó đang có thật không? Trình độ của ban giám khảo đã cao siêu đến như vậy sao?


Song song đó, cộng đồng mạng đã lập tức chia phe như mọi drama khác. Cụ thể hơn, đã có hai luồng suy nghĩ trái ngược nhau về câu chuyện trừ điểm. 

Một bên ủng hộ cho những thủ tục oái ăm của cuộc thi hoa hậu mang lại. Cộng đồng này đã cho rằng hết sức bình thường khi những người mang cái danh đại diện cho sắc đẹp thì cũng cần nên có những biểu hiện hay tác phong cùng bậc cấp với những gì họ đã và đang sở hữu. Phía ủng hộ hết sức công tâm khi những lễ nghi, phép tắc là điều cơ bản và tối quan trọng cần được mọi người chú ý đến vì chỉ khi bạn hành động như một vị hoàng thất mọi người xung quanh sẽ không nhìn vào và đánh giá bạn như một tên ăn mày.  

“216 em bị trừ một điểm thanh lịch. Vì khi em ăn, em bẻ bánh mì rất to và nó làm độn má của em.” Trích lời của cô Xuân Trang lên thí sinh Huỳnh Minh Thiên Hương.


Có lẽ bên còn lại sẽ chiếm phần lớn khi cực nhiều người tỏ ra vẻ mỉa mai và bất bình trước những phép tắc mà cả đời trước đó họ chưa bao giờ gặp thấy. Bằng những bằng chứng quá đỗi là đời thường như “ngày thường tôi ăn ổ bánh mỳ mồm nhai ngồm ngoàm chả ai dám ho he” hay “ nhiều khi tôi không chùi miệng khi ăn thì chẳng có ai dám chạy lại mà đấm cho tôi một phát” đã cho thấy một thái độ khó chấp nhận bị trừ điểm một cách lố bịch như thế này. Bên phản bác có nhiều thứ để không đồng tình và vì là số lượng có vẻ là đông hơn bên ủng hộ nên dần dần những đoạn video hoặc các câu nói từ cô Xuân Trang thốt ra được mọi người giữ lại làm meme chia sẻ rầm rộ trên mạng. Những người biết đến việc này cho rằng trông nó thật nực cười và còn đưa ra những giả thuyết ban tổ chức chương trình cố tình diễn để tăng lượt view chứ việc đào tạo ra một đại diện sáng giá bằng những “chiêu trò” như vậy thì mặc nhiên không. Hơn hết, việc này thật khiến mọi người phát mệt khi nhìn đi những thứ nhọc nhằn vốn chẳng cần thiết khi để áp dụng những dịp đi chơi chẳng hạn. Và chuyện công kích cá nhân là điều khó có thể tránh khỏi khi vụ việc này được đưa lên sóng, soi mói đời sống cá nhân và những miệt thị về ngoại hình của chính cô Xuân Trang dần dần xuất hiện để lại một vết nhơ khi cho thấy rằng điều cộng đồng mạng đang làm không phải là tranh luận mà chính là vùi dập. 


Mưa nào mà không tạnh… nhưng đất vẫn chưa ngừng "ướt".

Vào thời điểm bài viết này được đăng lên, chính xác là vào tháng 7 năm 2022, mọi thứ dường như đã lắng lại. Việc tồn tại trên mạng cho thấy một điều rằng nó sẽ dễ dàng bị quên lãng để nhường cho một cú “chấn động” khác mạnh mẽ và thu hút hơn nên là hiện tại chẳng còn có ai có hứng thú đi “xào đi nấu lại” một đề tài nổi cộm năm trước đó ( trừ cái thằng viết cái bài này ra). 

Nhưng ngay trong năm nay, câu chuyện đó vẫn chưa hạ nhiệt, đã có một số tin làm nổi lên một bức hình được chụp lại trong cuộc thi “Tôi là Hoa Hậu Hoàn Vũ 2022” do chính dân mạng đăng tải ở phút thứ 12:20 trong tập 1 được phát sóng vào tối ngày 16 tháng 4 năm 2022. Cụ thể trong hình được chụp lại, cộng đồng mạng hả hê khi bắt lỗi được giám khảo Xuân Trang “kém thanh lịch” vì để lộ đôi chân trần trong lúc chấm điểm cho thí sinh. Mặc cho việc “bới lông tìm tóc” của những “thần mắt”, điều này vẫn cho ta thấy rõ mồn một rằng sẽ không hề dễ gì để quên được lý do tại sao nhân vật Xuân Trang và biệt hiệu “Thanh Lịch” lại hiện hữu. Có thể nói mặc cho những thứ đã chẳng còn là đề tài nóng bỏng được nhiều người nhắc tới tuy nhiên nếu vì là một tia lửa điện thì đống rơm lâu ngày cũng có thể bén lửa một cách bùng nổ. Đây đồng thời là một cái giá oan nghiệt phải trả dành cho bất cứ nạn nhân đã từng được chĩa mũi dùi trên mạng Internet vì khi ta nhìn lại những bài viết “nói xoáy” thì vẫn còn đâu đó những bình luận tỏ ra vẻ rất “ba chấm” về chuyện gì đã xảy ra. Bất giác, người cũ sẽ kể lại chuyện cũ cho người mới nghe và lúc đó, câu chuyện cũ đã lột xác thành câu chuyện mới.

https://cuoi.tuoitre.vn/giam-khao-mang-tru-sach-diem-thanh-lich-cua-co-xuan-trang-2022041999815431.htm 

Cộng đồng mạng bủa vây trừ điểm giám khảo Xuân Trang

Nguồn ảnh: 2dep.vn

Thế nhưng, về phía các cá nhân nằm ngoài lề của câu chuyện. Mặc cho vẫn có sự tồn tại giữa hai phe đối lập từ lúc ban đầu thì có lẽ việc người dùng mạng đã nhận thức được lý do tại sao câu chuyện này lại được bàn tán mạnh mẽ và chết đi một cách âm thầm như vậy. 

Còn nhớ vào năm 2015, câu chuyện “Thanh lịch” này cũng đã từng có cách tiếp cận giống hệt như vậy. Và nạn nhân ở đây không phải là một vị giám khảo nào đó vì trực tiếp hoa hậu là người bị hứng trọn những lời miệt thị trầm trọng. Câu chuyện bắt đầu vào một ngày đã có một kẻ đăng lên mạng xã hội bức ảnh hoa hậu Kỳ Duyên ngủ trên máy bay, mọi chuyện cho rằng bình thường nếu như những lời phán xét cay nghiệt đều đổ vào tư thế ngủ của nàng hoa hậu. Ngay lập tức, câu chuyện “hoa hậu ngủ trên máy bay với tư thế khó coi” lan truyền đầy trên mạng, người người mang những triết lý hoàn mĩ do chính họ đặt ra để gây áp lực lên chính cách “cư xử thiếu chuẩn mực” của Kỳ Duyên mang lại. 

https://baodansinh.vn/dang-ngu-ba-dao-cua-hoa-hau-ky-duyen-tren-may-bay-11469.htm 

Dân mạng cũng chia ra hai phe, một bên bênh vực và một bên công kích. Thế nhưng, điều khiến tin tức này trở nên thịnh hành hơn nằm ở chính cách báo chí đăng tải về nó. Bằng cách thêm mắm dặm muối cho tiêu đề trở nên bắt mắt với người cần xem đã mang lại một lượng người truy cập miễn phí tiện và nhanh hơn bao giờ hết. Người đọc có thể chẳng mất một đồng nào nhưng đối với những trang báo lá cải ngoài kia thì việc được chạy quảng cáo là một hình thức doanh thu chính của họ. Chính vì điều đó, tại thời điểm lúc bấy giờ, từng trang báo lá cải tổ chức một cuộc đua xem xem ai sẽ có tiêu đề hài hước và giật tít một cách tinh tế và mỉa mai nhất có thể. Mọi thứ trong đầu của những “tay buôn tin giật tít” để hướng tới sự thành công về doanh thu và sự thành công của một số nguồn báo lá cải là đã tạo ra một thông tin vô bổ nhưng thơm tho để… hít hà.

Hình ảnh được Hoa hậu Thu Thủy chia sẻ để bênh vực Hoa hậu Kỳ Duyên


Đã tới lúc ta nên sống thanh lịch?


Được rồi, đã tới lúc chúng ta nên trả lời nhiều câu hỏi hơn về một lối sống thanh lịch đúng nghĩa. Đồng thời, chúng ta cũng nên nhìn lại cách nhận xét về hai chữ “thanh lịch” bị hiểu nhầm trong suốt một năm đổ lại đây. 

Thanh lịch là…


Đây cũng là một đề tài khiến nhiều người tranh cãi không kém khi nổi bật nhất trong lúc cơn sốt “em bị trừ một điểm thanh lịch” thì khó có ai có thể định nghĩa được chính xác một từ vốn tưởng rằng đơn giản như vậy. Lý giải điều đó cũng không quá khó khi thiên kiến nhận thức của mỗi người được cho là khác nhau, tức mỗi người khi tiếp xúc với một vấn đề đạo đức và cần anh ta nhập cuộc vào để giải thích sao cho tròn vành cái nghĩa thì khi nếu chẳng đụng đến lý thuyết trong sách vở thì những kinh nghiệm sống người đó đã trải qua sẽ là “đáp án” cho cái “đề bài” yêu cầu định nghĩa này. Điều này khá giống ở một số bài văn nghị luận ở cấp hai và thậm chí ở cấp ba rằng hãy định nghĩa một số thuật ngữ đơn giản, cùng là một đề nhưng nhiều khi có đến cả trăm cách định nghĩa khác nhau, có thể nó na ná nhưng suy cho cùng vẫn có một ý tưởng quyết định cho sự độc nhất của suy nghĩ loài người. Lấy ví dụ cho một đề văn khá gây tranh cãi rằng 

Nhà thơ Xuân Quỳnh đã viết: Thơ đối với cuộc sống ví như một người con gái đối với gia đình, cái để cho người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài lại là đức hạnh” (Theo Ý thức và thời gian, Tạp chí Văn nghệ quân đội, tháng 9 năm 1973). Từ trải nghiệm văn học của bản thân, em hãy bàn luận về ý kiến trên”.

https://thanhnien.vn/de-van-truong-chuyen-gay-tranh-cai-khuyen-khich-ban-linh-phan-bien-post974404.html 

Đột nhiên, đề thi có phần đánh đố và thách thức “tư duy phản biện” của trường THPT chuyên Khoa học xã hội và nhân văn như một sự thử thách đầy cam go khi những nhận thức của các bạn học sinh vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường trong đầu sẽ có nhiều dòng suy nghĩ với mong muốn định nghĩa chính xác được hai vấn đề “ nhan sắc” và “đức hạnh” là gì. Ắt hẳn sẽ không có một định nghĩa nào là chính xác hoàn toàn vì điều này đều nằm hoàn toàn vào nhận thức xã hội và sự trải nghiệm của từng cá nhân. Chính vì thế, không loại trừ khả năng là mỗi người đều hướng đến những thứ quen thuộc mà mình có thể dễ dàng định nghĩa nhất. Tương tự như vậy khi ta nhắc về chữ “Thiện” trong Phật Giáo và ta lại mang nó ngoài vùng ảnh hưởng của Phật Giáo thì ta lại có hàng trăm cách để định nghĩa chữ đó mà rất có thể sẽ không bị “đụng hàng” cái nào. Đối với một số người “thiện” chính là lành là tốt, là sống có đạo đức không sân si, nhưng vẫn có một vài người giải thích “thiện” chính là cách sống có ích cho mình, cho người khác, tiêu diệt cái ác và lại một người khác thì “thiện” có nghĩa là sống đẹp, hy sinh vì lợi ích chung hoặc thậm chí có thể là nói dối để người khác trở nên tốt hơn. Điều này rất có thể chính là lý do cho nỗi thống khổ của từng sĩ tử khi đối mặt với các bài thi văn nghị luận này.


Thiên kiến nhận thức là một kiểu suy nghĩ "xuyên tạc sự thật" theo một cách nào đó, mà hậu quả thường là gây "nhiễu" quá trình tư duy, phản hồi, và xét đoán để đưa ra quyết định của một người. Hai thiên kiến nhận thức thường gặp là thiên kiến tiêu cực (negativity bias)thiên kiến vị kỷ (self-serving bias).

https://www.compassio.info/post/bias-ph%E1%BA%A7n-2-thi%C3%AAn-ki%E1%BA%BFn-nh%E1%BA%ADn-th%E1%BB%A9c-l%C3%A0-g%C3%AC-v%C3%AC-sao-ch%C3%BAng-ta-c%C3%B3-nh%E1%BB%AFng-h%C3%ACnh-th%E1%BB%A9c-thi%C3%AAn-ki%E1%BA%BFn 


Tóm lại, vụ việc “Thanh lịch” vừa qua, chẳng phải cả đám đông tranh biện cùng nhau công kích kịch liệt về một thuật ngữ khó ai định nghĩa tròn vẹn hay sao? Cứ như thế, nếu bạn không cùng tư tưởng với tôi thì bạn sẽ là địch còn tôi là người đi đập nát quan điểm của bạn. Khi một người cùng hội vì tư tưởng giống nhau thì sẽ lên xe và đi tuyên chiến với phe phái khác bất chấp họ đang làm một việc khá là mất thời gian và chẳng có hồi kết vì cuộc chiến này chẳng có ai thắng từ lúc ban đầu.

Dựa vào thiên kiến nhận thức của từng người, kết quả cho ra có thể vô hạn.

Bất ngờ chưa?


Nhưng để truyền đạt một cách công tâm nhất thì chính chủ nhân của bài viết này cũng có hai suy nghĩ về hai chữ “thanh lịch” mà tự cho là hợp lý nhất ở thời điểm hiện tại, điều này chẳng phải là một câu tuyên bố và cũng thật không hay khi mục đích bài viết này được sinh ra không phải châm ngòi thêm một cuộc chiến vô nghĩa. 

Nghĩa của hai chữ thanh lịch luôn là một đề tài tranh cãi vì rất khó để định nghĩa chính xác. Tuy nhiên, thanh lịch sẽ có hai cách định nghĩa chính là rằng là người có đạo đức, có văn hóa hoặc nghĩa còn lại là “sống một cách cao thượng và đẹp đẽ”


“Theo họ thì thanh có nghĩa là “Cách suy nghĩ biết trọng điều thanh cao trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn cao thượng mà vẫn gần gũi bình dị, không ích kỷ, nhỏ nhen tầm thường. Thanh liêm với của cải xã hội và của người khác. Thanh đạm, thanh bạch trong cuộc sống đời thường; thanh nhã trong cử chỉ, hành vi, nói năng... Còn lịch được cắt nghĩa như sau: “Lịch là sự lịch lãm, có nghĩa là xem nhiều, quan sát nhiều; lịch duyệt là người hiểu biết rộng; lịch thiệp là người từng đi nhiều, thành thạo trong giao tiếp còn lịch sự là thể hiện cách ứng xử văn hóa, văn minh thân thiện”.”
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Phong-su/562140/bai-2-the-nao-la-thanh-lich-va-co-hay-khong  


Tạm cho nếu lời nói của bài báo trên là đúng thì có thể tạm hiểu rằng sống thanh lịch chính là sống một cách không khiến người ngoài cảm thấy ganh ghét và duy trì chiều sâu trong mối quan hệ giữa người với người. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với đại đa số cộng đồng mạng khi nghĩ rằng “thanh lịch” chính là một lối sống sang chảnh và lố bịch. Ngay từ giây phút dư luận được tiếp xúc với chủ đề cuộc thi hoa hậu đó, người xem đã nhìn nhận những “cành hoa” cần được bảo tồn trong nhung lụa và để toát ra một hương thơm ai cũng có thể ngửi với cảm thấy dễ chịu thì bắt buộc họ phải tỏ ra thật kiêu kỳ và quý phái như cái cách người đọc đã hiểu sai về hai chữ “thanh lịch”. Có vẻ chính vì tổ chức tại một nơi những người đẹp “hơn” hoa nên có lẽ hai chữ đó bị “thơm lây” dẫn đến không ít người mang tư tưởng “vàng đã đẹp thì ta nên đeo thêm kim cương”. 

Việc nhầm lẫn như trên đã đẩy chính bản thân những người có lối sống “thanh lịch” bị cho là “phù phiếm” và chỉ có những giới thượng lưu mới là những kẻ chạy theo cuộc đua đó. Hơn nữa, điều này làm cho người đối diện cảm thấy một sức ép về “việc không cùng đẳng cấp” từ những quý ông và quý bà thanh lịch. Vậy có nên hay không, việc lên án một lối sống thanh lịch là điều cần thiết?


“Thanh lịch là một quy chuẩn về hành vi văn hóa, bao gồm về cả lời nói và hành động, thái độ, cách sử xự của một con người. Một người được cho là thanh lịch khi lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng, mang sắc thái yêu thương và sẵn sàng đồng cảm sẻ chia. Biểu hiện của thanh lịch là một thái độ tôn trọng người đối diện, ăn nói có chừng mực khuôn phép; không tục tĩu, vô lễ”


https://wikisecret.com/nghi-luan-net-thanh-lich-trong-ung-xu-hang-ngay.html 


Thanh lịch được nhiều người cho rằng là một lối sống, tuy nhiên, nếu ai không ưng nó thì cũng sẽ không sao vì chẳng có ai không sở hữu đức tính đó được gọi là xấu xa hoặc đạo đức kém cả. Nhưng nếu vậy thật thì người “kém thanh lịch” thì cũng khó để kiếm được sự yêu thích của xã hội vì vốn xã hội Châu Á chúng ta luôn đề cao những ai có trí khôn trong việc ứng xử. Mặc nhiên những dòng suy nghĩ về một người ăn uống hồ đồ, xuề xoàng lại có phần đúng ngay tại lúc này. Dù cho có một đại diện đứng ra để chứng minh rằng họ có thể ăn mỳ ống bằng lỗ mũi thì đẹp trai hay xinh gái cách mấy, người đó vẫn sẽ bị một số người đánh giá. Chẳng có gì được gọi là vi phạm pháp luật ở đây cả, tất cả dừng lại ở việc làm người khác cảm thấy buồn nôn vì sự thiếu tế nhị trong cách thưởng thức mỳ ống mà thôi.


Về chuyện… những thứ khác

Về mặt đời sống lẫn khoảng khắc riêng tư chẳng lẽ mình cũng cần nên “thanh lịch”? Có lẽ vừa có và cũng vừa không vì muôn vàn kiểu trường hợp cần ta linh hoạt đặt cả cái tâm mình vào để xử lý chứ không chỉ mỗi cái “thanh lịch”. Nói như thế có những cái ta cần có một cái nhìn rộng và bao quát hơn về tâm lý giữa người- người với nhau.

Nói đi chăng nữa, phần lớn mọi người sẽ không lườm nhau bằng việc xé bánh mì to bao nhiêu hay câu hỏi “Em dùng sai nĩa rồi?”.  Bài viết này không hề kêu gọi mọi người hãy làm theo những quy tắc ứng xử một cách hà khắc hoặc lạm dụng nó như kim chỉ nam trong cuộc sống vì sẽ thật trớ trêu khi ta phải có cách đối xử thận trọng với một tờ giấy vệ sinh khi đang đi nặng mất, nghĩ cũng kỳ lạ thật, vì nếu nhẹ nhàng và từ tốn với cuộn giấy vệ sinh như vậy thì chẳng phải có đến hàng người xếp dài chờ đợi bạn đi xong ư? Nếu thế thì sự “thanh lịch” thành ra một thứ gì đó quá khó chịu, thành ra một điều gì đó đi ngược với cái gốc gác hai chữ “thanh lịch” mang lại.

Thế là cần ta trở nên chuyên nghiệp vào những lúc cần thiết khi bất cứ ai tham dự đám cưới của bạn thân mình như là một ví dụ, việc đám cưới ở một nền văn hóa Châu Á có thể sẽ tùy lúc và tùy hoàn cảnh nhưng suy cho cùng nếu muốn “quẩy” hết mình với bạn thân vì mai này rất có thể người độc thân còn lại chỉ là mình thì tốt nhất hãy dành những cuộc vui vào cuối bữa tiệc, khi mà những người không nên có những cử chỉ khiếm nhã đã đi về. Hay là những lúc rộ lên cả việc ăn gà rán bằng tay hay dùng bằng dao và nĩa, chẳng có một quy chuẩn nào ở đây, chẳng qua nếu người đó chuẩn bị tham dự một sự kiện nghiêm túc cần giữ một bề ngoài sạch sẽ và không thơm mùi… tương cà thì đều nằm ở sự lựa chọn của riêng mỗi cá nhân.


Kết

Có đến cả trăm cách định nghĩa thế nào là thanh lịch cho nên không lạ gì nếu cứ cố gắng điều chỉnh tác phong sẽ thành ra làm lố hoặc buông thả sẽ bị cho là vô lễ. Điều này khó để đáp ứng với cách nhiều người đang nhìn nhận sơ sài về nó nhưng để có thể không khiến người đọc bài viết này trở nên khó hiểu thì tốt nhất là linh hoạt ứng biến từng hoàn cảnh. Cảm ơn và chúc bạn một ngày tốt lành.





Nhận xét

Bài đăng phổ biến